Thầy giáo Uông Minh Quân, một chuyên gia công nghệ thông tin đã từ bỏ công việc tại các tập đoàn lớn như FPT và VinFast để theo đuổi đam mê giáo dục và mang khoa học công nghệ đến gần hơn với trẻ em Việt Nam.
Sau khi tốt nghiệp ngành Khoa học máy tính tại Mỹ, thầy Quân đã có 3 năm kinh nghiệm làm việc tại FPT và VinFast. Tuy nhiên, trải nghiệm được tham quan các trường học ở nước ngoài đã thôi thúc thầy thay đổi hướng đi sự nghiệp. Thầy nhận thấy sự khác biệt rõ rệt trong cách tiếp cận giáo dục khoa học giữa Việt Nam và các nước phát triển, nơi trẻ em được tiếp cận kiến thức khoa học một cách sớm, đơn giản nhưng hiệu quả. Từ đó, thầy ấp ủ ước mơ tạo ra một môi trường giáo dục khoa học tương tự cho trẻ em Việt Nam.
Trong thời gian học tập tại Đại học Bang Georgia (GSU) – Mỹ, thầy Quân đã được truyền cảm hứng mạnh mẽ bởi phương pháp giảng dạy sáng tạo từ kỹ sư Meta Facebook John Martin. Chính những buổi thảo luận và bài giảng về cách khơi dậy tư duy logic, tò mò và sáng tạo ở trẻ em đã đặt nền móng cho những ý tưởng đầu tiên về phòng nghiên cứu Evergrin sau này.
Thầy Quân, vị trí thứ 2 từ bên phải qua, và thầy giáo John Martin, kỹ sư lập trình Meta (Facebook)
Cùng với những người bạn của mình, thầy Quân đã cho ra đời dự án Evergrin, một mô hình phòng nghiên cứu khoa học dành cho trẻ em. Phòng nghiên cứu Evergrin được thiết kế độc đáo với 4 phân khu khép kín: phòng nghiên cứu và phát triển, phòng thiết kế và kỹ thuật, xưởng chế tác, và phòng kiểm định chất lượng. Mô hình này cho phép trẻ em tham gia vào toàn bộ quy trình của một dự án, từ khâu ý tưởng đến sản phẩm hoàn chỉnh, và được khuyến khích đặt ra các câu hỏi “Vì sao?” để thúc đẩy tư duy khám phá.Thầy Quân, vị trí thứ 2 từ bên phải qua, và thầy giáo John Martin, kỹ sư lập trình Meta (Facebook)
Cùng với những người bạn của mình, thầy Quân đã cho ra đời dự án Evergrin, một mô hình phòng nghiên cứu khoa học dành cho trẻ em. Phòng nghiên cứu Evergrin được thiết kế độc đáo với 4 phân khu khép kín: phòng nghiên cứu và phát triển, phòng thiết kế và kỹ thuật, xưởng chế tác, và phòng kiểm định chất lượng. Mô hình này cho phép trẻ em tham gia vào toàn bộ quy trình của một dự án, từ khâu ý tưởng đến sản phẩm hoàn chỉnh, và được khuyến khích đặt ra các câu hỏi “Vì sao?” để thúc đẩy tư duy khám phá.
Thầy Quân trong sự kiện công bố mô hình Evergrin tại Hội thảo
Evergrin không chỉ là một phòng học thông thường mà là sự mô phỏng không gian làm việc của một viện nghiên cứu hiện đại, nơi trẻ em được trải nghiệm môi trường làm việc tương tự như các nhà khoa học và kỹ sư thực thụ. Mô hình này đã thu hút được sự quan tâm lớn và nhận được khoản đầu tư 200,000 USD từ tập đoàn Qibi Group. Chỉ trong 3 tháng, phòng nghiên cứu Evergrin đã được hoàn thành và ra mắt tại hội thảo giáo dục “Mô hình giáo dục hiện đại 2024” được tổ chức tại FTE Ba Đình.
Thầy Quân cùng dự án thiết kế Robot cùng các em học sinh
Khu nghiên cứu và phát triển
Khu thiết kế và kỹ thuật
Xưởng sản xuất
Khu kiểm định
Tiến sĩ Nguyễn Diệu Hương, CTHĐQT Qibi Group, đánh giá cao mô hình của thầy Quân: “Chương trình và mô hình dạy học của Uông Minh Quân là chương trình có tính thời đại, là mảnh ghép còn thiếu trong giáo dục mầm non không chỉ ở Việt Nam mà trên Thế giới. Mô hình này có thể định hình tư duy và góp phần vào việc thúc đẩy khả năng sáng tạo của trẻ trong tương lai.”
Với sự thành công ban đầu của Evergrin, hy vọng rằng mô hình này sẽ được nhân rộng, giúp nhiều trẻ em Việt Nam được tiếp cận với khoa học công nghệ một cách sớm và hiệu quả, chuẩn bị hành trang tốt hơn cho tương lai.